Bảng giá xe ô tô mới nhất Honda Phạm Văn Đồng - Đại lý ô tô Honda tại Hà Nội

Hướng dẫn thủ tục Rút hồ sơ gốc Ô tô/Xe máy tại thủ đô Hà Nội


Việc mua bán trao tay các phương tiện cá nhân gồm Ô tô/Xe máy hiện nay đang diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các quy định của nhà nước về quá trình này, làm sao cho hợp pháp và tránh bị lừa gạt. 

Các phương tiện cá nhân như ô tô/xe máy là một loại hình tài sản có vai trò đặc biệt đối với mỗi người. Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế cũng như dân số ngày một gia tăng, việc di chuyển, đi lại càng trở nên nhộn nhịp với tốc độ lưu thông chóng mặt. Từ đó, nhu cầu về việc mua bán, chuyển đổi, cho, tặng các phương tiện cũng diễn ra sôi nổi hơn bao giờ hết. Thực tế cho thấy, tình trạng mua bán phương tiện thông qua giấy tờ viết tay vẫn đang được nhiều người áp dụng vì những đặc tính như nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, khi xảy ra tranh chấp hay xung đột về lợi ích, nhóm người này sẽ phải chịu rất nhiều thiệt thòi về pháp lý khi không được sự công nhận của pháp luật trong việc mua bán, trao đổi phương tiện. 

 

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là Thông tư 15/2015/TT-BCA quy định về việc sang tên, chuyển nhượng phương tiện, người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng phải thực hiện việc rút hồ sơ gốc. Vậy, rút hồ sơ gốc là gì?, quá trình này diễn ra như thế nào và cần chuẩn bị những gì?

 

Vậy rút hồ sơ gốc là gì? 

 

Rút hồ sơ gốc là cách gọi khác của thủ tục mua bán xe và thực hiện sang tên, di chuyển xe từ địa phương này sang địa phương khác. 

 

 

Để tra cứu thông tin phương tiện qua mạng internet

 

Quy trình rút hồ sơ gốc diễn ra như thế nào?

 

Đầu tiên, để thực hiện việc thủ tục rút hồ sơ gốc, bên mua và bên chuyển nhượng phải có sự thoả thuận, thống nhất chung về toàn bộ quá trình giao dịch, trong đó bao gồm cả về mặt nội dung và hình thức. Là một giao dịch dân sự với tài sản có đăng ký nên cả hai bên sẽ phải lập hợp đồng rõ ràng, thể hiện sự mua bán, trao/tặng... được công chứng bởi Uỷ ban nhân dân phường/xã hoặc các tổ chức công chứng theo đúng Thông tư 15/2014 của Bộ Công An.

 

Tiếp tới, sau khi đã hoàn tất thương thảo hợp đồng mua bán, tặng/chuyển nhượng phương tiện, nếu phương tiện là ô tô/xe máy/motor có chủ sở hữu xe ở thành phố/tỉnh, bên nhận chuyển nhượng sẽ tới Phòng Cảnh sát giao thông Công an Tỉnh/Thành phố (Tại Hà Nội: số 86 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm) để làm thủ tục rút hồ sơ. Nếu phương tiện là xe máy/motor thuộc trường hợp khác, bên nhận chuyển nhượng sẽ tới Công an Quận/Huyện để làm làm thủ tục rút hồ sơ.

 

Tại Phòng Cảnh sát giao thông Công an Tỉnh/Thành phố hoặc Công an Quận/Huyện, các cán bộ cảnh sát sẽ tiến hành xác thực, kiểm tra hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, thiếu giấy tờ và không hợp lệ, các cán bộ cảnh sát sẽ yêu cầu bổ sung, sửa đổi theo đúng quy định. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cán bộ cảnh sát sẽ tiếp nhận hồ sơ và đưa giấy hẹn ngày lấy hồ sơ gốc. Thời gian làm việc của quá trình này là khoảng 2 ngày.

 

Tới ngày hẹn trả hồ sơ, người yêu cầu rút hồ sơ gốc sẽ tới cơ quan cảnh sát giao thông và mang kèm theo biển số xe cũ. Lúc này, lực lượng chức năng sẽ thu lại biển số xe cũ (Quá trình này không bắt buộc người yêu cầu phải mang phương tiện tới làm việc).

 

Sau khi nhận được hồ sơ gốc của phương tiện, người được chuyển nhượng sẽ mang toàn bộ giấy tờ liên quan cùng hồ sơ gốc tới cơ quan có thẩm quyền, theo sự hướng dẫn của lực lượng cảnh sát để hoàn thành tục tục hợp pháp hoá tài sản theo đúng quy định của pháp luật. 

 

Hồ sơ rút giấy tờ gốc gồm những gì?

 

- Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho/tặng phương tiện có công chứng xác thực. 

 

- Giấy khai sang tên (2 bản) kèm dán bản cà số khung, số máy của phương tiện cần chuyển nhượng.

 

- Bản gốc Giấy đăng ký xe và đăng kiểm (đối với ô tô) 

 

- Căn cước công dân/CMND của người yêu cầu rút hồ sơ gốc. 

Các tin khác:

 

 

 

HDGP Call Now

Tìm nhanh sản phẩm